0917497078

BỐI CẢNH RA ĐỜI CÔNG TY MUA BÁN NỢ

Chiều 17-6, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Đầu tư với 446/458 (92,34%) Đại biểu tham gia tán thành việc ngưng hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê. Việc ngưng này cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến các công ty đang kinh doanh ngành dịch vụ này. Và quan trọng hơn cả, là giải pháp thu hồi nợ xấu sẽ như thế nào? Vì bối cảnh nợ xấu hiện tại ở Việt Nam rất nhiều, và cần có nhiều hướng giải quyết đem lại quyền lợi cho bên cho vay. Và những công ty đang hoạt động trong lãnh vực đòi nợ, hướng giải quyết nào tốt nhất? Trong khi nhu cầu xã hội ngày càng tăng?

Giải pháp mua bán nợ dần thay thế cho đòi nợ thuê

Sau khi quốc hội thông qua việc dừng dịch vụ đòi nợ thuê, và quyết định này sẽ có hiệu lực từ ngày 1.1.2021, thì các công ty đòi nợ thuê dần chuyển sang mô hình kinh doanh mua bán nợ. Thay đổi hoặc lập công ty như: công ty đòi nợ thuê An Khang, chuyển sang Công ty cổ phần mua bán nợ ĐẤT BẮC. Và như thế, gần đây hàng loạt công ty mua bán nợ xấu ra đời. Và như thế, sự chuyển hướng mô hình kinh doanh sang mua bán nợ giải quyết được 2 bài toán trên. Đó là giải quyết được nợ xấu, một vấn đề nhức nhối của xã hội, đem lại công bằng cho người cho vay, cũng như tạo một mảnh đất khác cho ngành đòi nợ thuê. Nói đến đây, nhiều người không hiểu thế nào là nợ xấu? và việc mua bán nợ xấu ra sao? Xin tiếp túc đọc qua những dòng này, An Khang xin chia sẻ:

Nợ xấu là gì

Nợ xấu là những khoản nợ tới thời kỳ trả, nhưng bên vay vì lý do nào đó chưa chi trả được cho bên cho vay. Sự trễ hẹn này từ 3 tháng trở lên, và có nguy cơ bị “quỵt” không trả….

Vậy mua bán nợ xấu là gì?

Tạm gọi nôm na, mua bán nợ xấu là hợp đồng ký kết với chủ nợ với một công ty mua bán nợ, là việc ủy quyền đòi nợ cho công ty, với một chi phí mà hai bên cùng thương lượng.

Đâu là nền tảng pháp lý cho mô hình kinh doanh mua bán nợ.

Nền tảng pháp lý cho mô hình kinh doanh mua bán nợ dựa vào Nghị định 69/2016/Nđ-Cp của chính phủ ban hành. Trong đó đưa ra những nguyên tắc trong kinh doanh mua bán nợ như sau:

Nguyên tắc kinh doanh dịch vụ mua bán nợ

  • Tổ chức (không phải là doanh nghiệp), cá nhân có nhu cầu kinh doanh dịch vụ mua bán nợ phải thành lập doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ mua bán nợ theo quy định của pháp luật.
  • Doanh nghiệp thực hiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ phải đáp ứng điều kiện tương ứng quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Nghị định này.
  • Bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng, tuân thủ quy định của pháp luật.

Quy trình lập công ty mua bán nợ xấu

Bước 1: Soạn hồ sơ

Thủ tục để thành lập công ty mua bán nợ gồm những giấy tờ cơ bản sau:

  • Giấy đề nghị cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp, thành lập công ty mua bán nợ.
  • Danh sách các cổ đông hoặc thành viên của công ty (nếu có)
  • Điều lệ công ty mua bán nợ.
  • Nếu là cá nhân thì cần chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân (bản sao). Nếu là tổ chức thì cần thêm giấy phép đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hay các tài liệu tương đương.

Bước 2: Nộp hồ sơ lên Phòng đăng ký kinh doanh

  • Doanh nghiệp nộp hồ sơ lên Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư.
  • Thời gian làm việc: 03 – 05 ngày để được cấp giấy phép thành lập công ty mua bán nợ.

Bước 3: Công bố thông tin đăng ký thành lập công ty mua bán nợ

  • Thời hạn quy định để một doanh nghiệp tiến hành công bố nội dung đăng ký thông tin công ty là 30 ngày kể từ ngày có giấy phép thành lập công ty. Cụ thể, doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm: Ngành, nghề kinh doanh; Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
  • Nếu không thực hiện đúng quy định về nội dung và thời hạn, doanh nghiệp mua bán nợ sẽ bị xử phạt tùy vào mức độ vi phạm từ 1.000.000 VNĐ – 2.000.000 VNĐ.

Bước 4: Khắc con dấu cho công ty

  • Khắc con dấu là việc doanh nghiệp phải thực hiện sau khi có mã số thuế. Số lượng và hình thức con dấu sẽ do doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên, cần đảm bảo đầy đủ thông tin công ty như tên và mã số doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp thực hiện công bố mẫu dấu công khai trên cổng thông tin điện tử quốc gia.

Bước 5: Tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng cho công ty và báo số tài khoản lên Sở Kế hoạch và đầu tư

  • Để có thể tiến hành giao dịch tài chính, chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện công ty mua bán nợ phải mang theo chứng minh thư nhân dân, con dấu và giấy phép đăng ký doanh nghiệp để mở tài khoản ngân hàng cho công ty.
  • Sau khi có số tài khoản, doanh nghiệp làm thủ tục báo số tài khoản lên Sở Kế hoạch và đầu tư theo quy định.

Bước 6: Tiến hành kê khai và đóng thuế

  • Doanh nghiệp tiến hành kê khai và nộp tờ kê khai thuế đúng quy định sau khi mở công ty.
  • Doanh nghiệp cần tiến hành đóng thuế đầy đủ sau khi mở công ty mua bán nợ. Các loại thuế cụ thể bao gồm:
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp, đóng sau khi kết thúc năm tài chính.
  • Thuế giá trị gia tăng, đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp.
  • Thuế môn bài, công ty mua bán nợ phải đóng thuế môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 7: Tiến hành góp vốn vào công ty mua bán nợ

  • Thời hạn cụ thể để các thành viên công ty có thể thực hiện góp vốn vào công ty mua bán nợ đó là trong vòng 90 ngày kể từ ngày có giấy phép kinh doanh. Trong đúng khoảng thời gian này, doanh nghiệp phải góp đúng và đủ số vốn đã cam kết. Tài sản góp vốn có thể là tiền hoặc tài sản được định giá theo biểu quyết chung của thành viên công ty.
  • Mỗi thành viên sẽ chịu trách nhiệm đối với số vốn mình góp vào công ty nhập khẩu mua bán nợ theo đúng quy định của pháp luật. Nếu không góp đủ số vốn đã cam kết, thành viên sẽ bị tước quyền lợi góp vốn vào doanh nghiệp.

Như vậy, quy trình thành lập công ty mua bán nợ bao gồm các bước cơ bản như trên, ngoài ra, doanh nghiệp cần phải thực hiện các bước khác như: đặt biển hiệu, đăng ký chữ ký số,… tuy nhiên đó là hoạt động sau thành lập, nên các doanh nghiệp có thể thực hiện

ĐẤT BẮC, công ty mua nợ xấu

Như đã trình bày trên, ĐẤT BẮC là một trong những công ty mua bán nợ Việt Nam được thành lập vào tháng 7 năm 2020  và trụ sở chính tại Tphcm

Như thế, với những thông tin chúng tôi trình bày trên, ĐẤT BẮC là công ty được pháp luật cho phép hoạt động dịch vụ mua nợ xấu. Và như thế, ĐẤT BẮC tự tin với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, am hiểu pháp luật, sẽ đồng hành với những người đang gặp hoàn cảnh nợ xấu khó đòi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo